- Huyện Ủy
- HĐND Huyện
- UBND Huyện
- Giới thiệu chung UBND huyện
- Chức năng nhiệm vụ UBND huyện
- Tổ chức bộ máy UBND huyện
- Các phòng chuyên môn
- Thanh tra huyện
- Trung tâm hành chính công
- Phòng Tài chính - Kế hoạch
- Phòng Giáo dục&Đào tạo huyện
- Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện
- Phòng Lao động-Thương binh&Xã hội huyện
- Phòng Nội vụ huyện
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện
- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
- Phòng Tư pháp huyện
- Phòng Văn hóa và Thông tin huyện
- Văn phòng HĐND&UBND huyện
- Phòng Y tế huyện
- Các đơn vị sự nghiệp
- Tổ chức chính trị - xã hội
Thống kê truy cập
Tăng cường các biện pháp phòng, chống nắng nóng cho đàn vật nuôi và đàn thủy sản
Nắng nóng kéo dài làm cho nhiệt độ môi trường nước tăng lên các chất hữu cơ ở tích tụ ở đáy ao sẽ phân huỷ mạnh là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển; trong thời kỳ này thường xuất hiện các cơn mưa rào với lượng nước lớn làm cho môi trường nước ao bị xáo trộn, các khí độc ở đáy như: H2S, NH3... khuyếch tán vào nước dẫn đến cá nuôi dễ bị nhiễm bệnh do giảm sức đề kháng.
Ảnh
Để chủ động phòng, chống nắng nóng, cho đàn vật nuôi, đàn cá thủy sản, đảm bảo cho sản xuất chăn nuôi - thủy sản phát triển ổn định, giảm thiểu các thiệt hại về kinh tế do nắng nóng gây ra. Các hộ chăn nuôi, nuôi thả cá cần thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng cho cho đàn vật nuôi như: giữ chuồng trại thông thoáng, sạch sẽ, giảm mật độ đàn và giãn thời gian các lứa nuôi; hàng ngày vệ sinh chuồng trại, thu gom phân và chất thải ra khỏi chuồng nuôi và đưa đến nơi xử lý trước khi đưa ra ngoài môi trường.
2. Không chăn thả hoặc bắt gia súc làm việc vào lúc nắng nóng, nhất là thời điểm từ 10 giờ đến 16 giờ hàng ngày. Hàng ngày, cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho đàn vật nuôi, bổ sung các chất điện giải và vitamin vào thức ăn, nước uống để tăng sức đề kháng cho vật nuôi.
3. Đối với các hộ nuôi cá lồng trên sông:
- Sử dụng các tấm lưới có mầu tối để tre phủ 1/2- 2/3 diện tích lồng nuôi vào những ngày nắng nóng để giảm ánh nắng chiếu trực tiếp nhằm tránh cho cá bị sốc.
- Đảm bảo đủ khẩu phần thức ăn/ngày, chia làm 2 bữa: sáng 7-8 giờ và 17-18 giờ chiều. Loại bỏ thức ăn dư thừa tránh gây ô nhiễm môi trường nước. Kết hợp sử dụng Vitamin C trộn vào thức ăn với lượng 2-3 gram/100kg cá/ngày và cho ăn 3-5 ngày liên tục để tăng sức đề kháng cho cá.
- Lồng nuôi phải được thường xuyên vệ sinh định kỳ 10-15 ngày/lần nhằm tạo độ thông thoáng cho nước lưu thông. Kết hợp treo túi vôi với lượng 2kg vôi/4m3 lồng hoặc sử dụng viên sủi (TCCA) với liều lượng 50g/10m3 lồng theo định kỳ 15 ngày/lần. Độ sâu treo túi vôi, viên sủi (TCCA) bằng 1/3-1/2 độ sâu mực nước trong lồng nuôi
- Hàng ngày, quan sát đàn cá trong lồng nuôi, chú ý các hiện tượng bất thường (cá có biểu hiện hoạt động kém, lờ đờ, không ăn hết thức ăn...) phải bắt cá lên kiểm tra: da, mang, mắt và màu sắc ngoại hình để xác định nguyên nhân đồng thời báo cáo cơ quan thú y xã để có biện pháp xử lý kịp thời.
4. Đối với các hộ nuôi ao đất:
- Thường xuyên cấp nước bố sung cho ao nuôi, duy trì mức nước trong ao tối thiểu từ 1,2-1,5m để tăng khả năng ổn định nhiệt độ nước trong ao nuôi. Đảm bảo đủ khẩu phần thức ăn/ngày, chia làm 2 bữa: sáng 7-8 giờ và 17-18 giờ chiều. Loại bỏ thức ăn dư thừa tránh gây ô nhiễm môi trường nước.
- Cho cá ăn thuốc Tiên Đắc với liều lượng 30-50g thuốc/100kg cá/ngày, sử dụng trong 3-5 ngày liên tục; kết hợp cho cá ăn bổ sung Vitamin C với liều lượng 2-3g/100kg cá/ngày ăn liên tục trong vòng 3-5 ngày để tăng cường sức đề kháng cho cá.
- Khuyến cáo các hộ nuôi trồng thuỷ sản tuyệt đối không sử dụng thuốc kháng sinh để phòng bệnh cho cá, không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh trong việc phòng cũng như trị bệnh cho cá nuôi theo kinh nghiệm hoặc những người không có chuyên môn để tránh hiện tượng vi khuẩn nhờn thuốc.
5. Thực hiện tích cực các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi và thủy sản. Đặc biệt, lưu ý tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh theo quy định, tăng cường vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi.
Các cơ quan chức năng của huyện cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động giết mổ, buôn bán, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn không để dịch bệnh sảy ra và lây lan ra diện rộng./.
- Thông báo kết quả xét tuyển và danh sách dự kiến trúng tuyển công chức cấp xã để bổ nhiệm chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự thị trấn Chờ (07/11/2024 09:12)
- Thông báo về việc đăng tải công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp GPMT Dự án Công ty TNHH Tobon Screws Việt Nam (31/10/2024 17:52)
- Thông báo về việc đăng tải công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp GPMT Dự án nhà máy Công ty TNHH công nghệ Gaoqi Việt Nam (31/10/2024 17:48)
- Thư mời quan tâm về việc thực hiện Gói tư vấn xác định giá đất và tài sản gắn liền với đất phục vụ công tác lập phương án bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, Dự án ĐTXD cầu Nét (lý trình Km77+00) ĐT.295, đoạn Yên Phong – Từ Sơn (31/10/2024 17:43)
- Thông báo về việc đăng tải công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Radian Việt Nam (31/10/2024 17:10)
- Kết quả sản xuất mô hình giống lúa Gia Lộc 105 vụ xuân 2016 tại Yên Phong (07/06/2016 15:39)
- Kết quả chuyển đổi HTX theo Luật 2012 tại huyện Yên Phong (02/06/2016 16:26)
- UBND huyện chỉ đạo phòng trừ rầy nâu cuối vụ xuân 2016 (02/06/2016 16:14)
- Hợp tác xã nông nghiệp Nguyệt Cầu - xã Tam Giang tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2016 - 2019 thực hiện theo Luật HTX năm 2012 (20/05/2016 02:00)
- Yên Phong triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa 2016 (16/05/2016 09:31)