- Huyện Ủy
- HĐND Huyện
- UBND Huyện
- Giới thiệu chung UBND huyện
- Chức năng nhiệm vụ UBND huyện
- Tổ chức bộ máy UBND huyện
- Các phòng chuyên môn
- Thanh tra huyện
- Trung tâm hành chính công
- Phòng Tài chính - Kế hoạch
- Phòng Giáo dục&Đào tạo huyện
- Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện
- Phòng Lao động-Thương binh&Xã hội huyện
- Phòng Nội vụ huyện
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện
- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
- Phòng Tư pháp huyện
- Phòng Văn hóa và Thông tin huyện
- Văn phòng HĐND&UBND huyện
- Phòng Y tế huyện
- Các đơn vị sự nghiệp
- Tổ chức chính trị - xã hội
Thống kê truy cập
Cơ sở hạ tầng
Dân cư – lao động:
Theo số liệu thống kê mới nhất Năm 2019, dân số Yên Phong là: 194.641 người, chiếm 14,08% dân số toàn tỉnh.
Theo địa giới hành chính hiện nay, Yên Phong có 14 đơn vị hành chính bao gồm 01 Thị trấn Chờ và 13 xã là: Hòa tiến, Yên Phụ, Văn Môn, Tam Giang, Đông Tiến, Đông Thọ, Trung Nghĩa, Long Châu, Yên Trung, Đông Phong, Thụy Hòa, Dũng Liệt, Tam Đa với 74 thôn làng, khu phố.
Thu nhập bình quân đạt 6,35 triệu đồng/người/tháng (giá hiện hành).
Tỷ lệ hộ nghèo: 1,5%
Giao thông:
Trung tâm huyện Yên Phong (Thị trấn Chờ) cách tỉnh lỵ Bắc Ninh 15km về phía Đông; cách Thủ đô Hà Nội 29km về phía Tây Nam, cách quốc lộ 1A 8km về phía Nam, có quốc lộ 18 chạy qua cách sân bay quốc tế Nội Bài 15km về phía Tây, cách cảng Hải Phòng 115km về phía Nam, quốc lộ 18 nối khu chế xuất Đông Anh và sân bay quốc tế Nội Bài với KCN và du lịch Quảng Ninh chạy qua Yên Phong từ Tây sang Đông; tuyến quốc lộ 3B Hà Nội-Thái Nguyên, cùng với đường 295, đường 286 mạng lưới giao thông đường bộ của Yên Phong có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu và hội nhập kinh tế, văn hóa, xã hội với các vùng trong, ngoài tỉnh và quốc tế.
Phía Bắc có sông Cầu, thượng lưu thông đến Thái Nguyên, hạ lưu thông đến Hải Dương, Hải Phòng tạo nên tiềm lực phát triển mạnh kinh tế, thương mại, dịch vụ.
Bưu chính - viễn thông:
Theo số liệu tính đến năm 2015, dịch vụ bưu chính chuyển phát ở Yên Phong có hạ tầng mạng lưới ổn định, rộng khắp với tổng số bưu cục, điểm phục vụ là 16 điểm, trong đó có 02 bưu cục và 14 điểm bưu điện văn hóa xã. Bán kính phục vụ bình quân là 3km/điểm phục vụ, tần suất thu gom và phát bưu phẩm tối thiểu là 01 lần/ngày. 100% số xã có báo Nhân dân, báo Đảng bộ Bắc Ninh đến trong ngày. An toàn, an ninh thông tin được duy trì và bảo đảm, đáp ứng tốt nhu cầu của các tổ chức và nhân dân.
Mạng lưới viễn thông ngày càng được đổi mới và nâng cấp, mạng thông tin di động - internet tuy mới xuất hiện nhưng phát triển rất nhanh, toàn huyện đã có 28 trạm BTS, tỷ lệ dân số dùng internet và các dịch vụ 3G đạt 30% . Hoạt động của các mạng công nghệ thông tin đã góp phần đáng kể trong công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính của các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn huyện.
Giáo dục – Đào tạo:
Năm 2018, Số phòng học kiên cố là 997/1067 phòng đạt tỷ lệ 93,4 %; toàn huyện có 47/49 trường đạt chuẩn quốc gia (còn Mầm non Hoa Mai và THCS Yên Phụ chưa đạt). Hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ năm học 2017-2018; kết quả xét tốt nghiệp THCS: 99,96 % số học sinh được công nhận tốt nghiệp; trong đó có 26,97 % giỏi; 42,27 % khá.
Y tế - Sức khỏe:
Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân luôn luôn được tỉnh đặc biệt chú trọng. Theo số liệu mới nhất năm 2018 không có dịch bệnh xảy ra; công tác khám chữa bệnh được Bệnh viện đa khoa; trạm y tế các xã, thị trấn duy trì thường xuyên, sẵn sàng trực cấp cứu phục vụ nhân dân trong mọi thời điểm; công tác VSATTP được các cấp, các ngành quan tâm và thực hiện tốt. Chương trình tiêm chủng mở rộng luôn được chú trọng duy trì, đạt hiệu quả cao.
Toàn huyện có 294 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân; tăng 52 cơ sở so với năm 2018 (trong đó: 197 có phép, 97 không phép); về sản xuất, kinh doanh thực phẩm có 1.616 cơ sở, trong năm đã kiểm tra 412 cơ sở (đạt yêu cầu là 321, không đạt yêu cầu là 91). Công tác khám chữa bệnh được Bệnh viện đa khoa; trạm y tế các xã, thị trấn duy trì thường xuyên, sẵn sàng trực cấp cứu phục vụ nhân dân trong mọi thời điểm; tại Bệnh viện đa khoa huyện tổ chức khám bệnh cho 183.206 lượt người, điều trị nội trú cho 15.234 lượt người (không có tai biến chuyên môn).
Công tác DS- KHHGĐ được huyện tập trung cao trong chỉ đạo thực hiện và có chuyển biến, kết quả: Tổng số sinh: 2.530 cháu, tỷ suất 16,14 ‰ (giảm 0,41 ‰ so với năm 2017); tỷ số giới tính khi sinh 110 nam/100 nữ. Số người sinh con thứ ba trở lên: 738 (tăng 7,5 % so với năm 2017); trong đó, có 24 trường hợp là cán bộ, đảng viên. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên: 1,27 % (giảm 0,02 % so cùng kỳ 2017). Số người áp dụng biện pháp tránh thai: 6.488/7.400 (đạt 87,7 % KH năm).
Kinh tế - Xã hội:
- Về mặt kinh tế:
+Kinh tế tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khá cao, bình quân đạt 14,3%/năm trong giai đoạn 2017-2019, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 6,35 triệu đồng/người/tháng, tốc độ tăng thu ngân sách địa phương hàng năm tăng 13,3%, đều vượt qua chỉ tiêu thu ngân sách được giao hàng năm.
+Cơ cấu kinh tế của huyện tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng nông nghiệp giảm nhưng giá trị tuyệt đối của nông nghiệp vẫn tăng đáng kể, cụ thể: khu vực nông nghiệp chiếm 0.1%; khu vực công nghiệp - xây dựng cơ bản chiếm 99,4%; khu vực dịch vụ chiếm 0,5%.
+Điểm nổi bật về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân đã có nhiều kết quả đột phá. đưa giá trị một ha canh tác đạt 78 triệu đồng. Năng suất lúa đạt 64 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực đạt 66.222 tấn. Trong những năm qua, huyện Yên Phong đã đầu tư gần 300 tỷ đồng xây dựng các tuyến đường trung tâm huyện lỵ, đường liên xã liên thôn. Đến nay 95 % đường thôn xóm của huyện được cứng hóa bê tông, lát gạch, đồng thời lập quy hoạch xong giao thông toàn huyện đến năm 2020.
+Triển khai xây dựng các cụm và điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, ưu tiên phát triển công nghệ cao, công nghiệp sạch. Giá trị sản xuất CN – TTCN – XD năm 2019 đạt 27.681 tỷ đồng; trong đó kinh tế nhà nước đạt 371 tỷ đồng, kinh tế ngoài quốc doanh đạt 991 tỷ, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 26.319 tỷ.
+Các làng nghề đã đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến kết hợp với công nghệ cổ truyền nhằm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh đáp ứng được nhu cầu trong nước cũng như cho xuất khẩu.
+Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 19,1%/năm. Đặc biệt, các loại hình dịch vụ phục vụ khu, cụm công nghiệp tiếp tục được chú trọng phát triển, tăng thu nhập cho người dân các địa phương khu vực lân cận.
+Giao thông: xây dựng, nâng cấp hệ thống đường HL2, HL3 và đường 198,… đường trong các thôn xóm đã được bê tông hóa 100% tạo điều kiện thúc đẩy sự giao lưu hàng hóa và hành khách hơn nữa để phát triển sản xuất. Công tác quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị Chờ, các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch văn hóa lịch sử được quan tâm chú trọng, các công trình công cộng được quan tâm đầu tư xây dựng.
+Đến năm 2020, huyện Yên Phong sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, phấn đấu đạt tốc độ trưởng bình quân 8%/năm, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 0,5%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 96,3%; khu vực dịch vụ đạt 3,2%; thu nhập bình quân đầu người đạt 55 triệu đồng/năm; thu ngân sách tăng bình quân 16%/năm…
- Về mặt xã hội:
+Các chính sách xã hội đã được thực hiện khá tốt. Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Ba không” trong ngành giáo dục; cơ sở vật chất trường học được trang bị đầy đủ. Thực hiện tốt các chương trình y tế và công tác dân số kế hoạch hóa gia đình; công tác tuyên truyền, công tác quản lý nhà nước về văn hóa thông tin.
+Công tác y tế, chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân được quan tâm, không có bệnh dịch lớn xảy ra. Đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt dịch tiêu chảy cấp, dịch sốt xuất huyết, ... Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia; nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân ở các tuyến y tế cơ sở. Tăng cường công tác quản lý các cơ sở hành nghề y dược tư nhân, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm.
+An ninh quốc phòng được giữ vững tăng cường; Sự quản lý điều hành của chính quyền các cấp có nhiều cố gắng, đã bám sát các chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm.
+Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, truyền thanh đã kịp thời phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương góp phần xây dựng con người mới, xây dựng nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
+Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mọi mặt về kinh tế, hoạt động văn hoá xã hội cũng ngày càng phát triển, hàng năm đều hoàn thành các nhiệm vụ về giáo dục đào tạo, y tế, dân số, thể dục thể thao; thực hiện tốt các chính sách xã hội; số hộ nghèo giảm còn 1,5% cuối năm 2019.
- Thông báo kết quả xét tuyển và danh sách dự kiến trúng tuyển công chức cấp xã để bổ nhiệm chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự thị trấn Chờ (07/11/2024 09:12)
- Thông báo về việc đăng tải công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp GPMT Dự án Công ty TNHH Tobon Screws Việt Nam (31/10/2024 17:52)
- Thông báo về việc đăng tải công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp GPMT Dự án nhà máy Công ty TNHH công nghệ Gaoqi Việt Nam (31/10/2024 17:48)
- Thư mời quan tâm về việc thực hiện Gói tư vấn xác định giá đất và tài sản gắn liền với đất phục vụ công tác lập phương án bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, Dự án ĐTXD cầu Nét (lý trình Km77+00) ĐT.295, đoạn Yên Phong – Từ Sơn (31/10/2024 17:43)
- Thông báo về việc đăng tải công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Dự án Radian Việt Nam (31/10/2024 17:10)